Categories Content marketing

Infographic là gì? Những điều quan trọng bạn cần biết

infographic là gì

Bạn đang tự hỏi infographic là gì và quy trình làm được infographic ưng ý? Bài viết này cung cấp hướng dẫn từ A đến Z cho bạn.

Tạo ra infographic là tạo ra nội dung dễ tiếp nhận hơn. Khi bạn minh hoạ một ý tưởng bằng hình ảnh, bạn dường như tìm được công cụ mạnh mẽ trên phương tiện truyền thông mạng xã hội rồi đấy.

Trong bài viết này bạn sẽ khám phá cách để tạo và quảng bá infographic để đưa nội dung của bạn lên một tầm cao mới.

Tại sao lại là Infographic?

Infographic marketing cung cấp tiềm năng lớn cho khả năng phát triển khách hàng mục tiêu, tạo ra gắn kết, kiếm backlink, tăng cường nhận diện thương hiệucải thiện thứ hạng trên Google.

Mọi người tìm kiếm infographic cho việc hiểu nhanh thông tin
Mọi người tìm kiếm infographic cho việc hiểu nhanh thông tin

Nghe thật thích phải không ạ? Nếu bạn để ý tới việc học cách tối đa hoá đầy đủ lợi ích của infographic marketing, đây là hướng dẫn dành cho bạn.

Các bước thông thường trong việc áp dụng infographic marketing là đây:

  • Nghiên cứu;
  • Tạo;
  • Nhúng;
  • Chờ đợi trong hy vọng.

Hầu hết mọi người tìm kiếm dữ liệu, đưa tất cả kết quả cho bên thiết kế, nhúng kết quả hoàn thành vào trong trang web của họ và hy vọng mọi người sẽ tìm thấy nó và chia sẻ với người khác.

Dưới đây, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy cách để cải thiện và sắp xếp nhằm tối ưu hoá mô hình đó giúp bạn không còn bận tâm đến điều may rủi nữa.

1. Xác định các sở thích, mối quan tâm của khách hàng mục tiêu

Nếu bạn muốn tìm cách để tạo ra một infographic mà khách hàng của bạn nghĩ, “Wow, nó thật là tuyệt! Mình phải chia sẻ điều này!“, bạn cần gợi lên các cảm xúc mạnh mẽ. Vì thế trước khi chúng ta bắt đầu, tôi muốn bạn làm cho tôi một việc. Bước ra khỏi hộp (ý là bạn phải thoát ra những suy nghĩ thông thường, ít sáng tạo). Ngay bây giờ. Bạn không thể ở trong cái hộp và tạo ra các infographic thành công được.

Nếu bạn nghĩ ngành của bạn quá khô cằn hoặc buồn chán và chẳng thích hợp gì với infographic cả, bạn vẫn còn ở trong hộp rồi. Lúc nào cũng có thứ gì đó thật tuyệt để khám phá, tạo ra và chia sẻ – bạn chỉ cần xem xét, điều chỉnh và định hướng.

Ngành và sản phẩm của bạn có thể tạo ra một số vấn đề ở mức độ nào đó, nhưng trong nhiều trường hợp, bạn không cần infographic nói trực tiếp về doanh nghiệp của bản thân – bạn chỉ cần nó đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng mục tiêu.

Hãy tạo ra các infographic thuyết phục đến mức mọi người không thể không chia sẻ chúng.
Hãy tạo ra các infographic thuyết phục đến mức mọi người không thể không chia sẻ chúng.

Để biết được khách hàng mục tiêu khao khát điều gì, bạn cần đi vào trong đầu họ. Xây dựng danh tính người mua là bước tiến lớn giúp bạn tạo ra nội dung hướng vào lợi ích của khách hàng.

Giả dụ như công ty của bạn bán hệ thống điện thoại doanh nghiệp. Ai là người mua tiềm năng? Dựa trên danh tính người mua, bạn sẽ tìm ra họ là chủ doanh nghiệp, trưởng phòng kết nối và giám đốc công nghệ thông tin. Những người này quan tâm về các chủ đề phát triển doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế và chiến lược tiếp thị. Họ có thể đọc tạp chí như Forbes, Financial Times và nghiên cứu các chủ đề như kinh tế hoặc kinh doanh.

Bạn có thể điều chỉnh và lái những lợi ích đó để tạo ra một infographic cho thấy số liệu thống kê về phát triển kinh doanh và tăng trưởng nói chung, nhưng nó không cần đề cập đến công ty của bạn theo cách đặc biết. Kết quả là nhờ infographic hữu ích và hấp dẫn, khách hàng tiềm năng của bạn có thể chia sẻ nó lên bảng tin bởi vì nó phù hợp với mạng kết nối của họ và nó làm họ trông giống như chuyên gia.

2. Tìm chủ đề đặc biệt thu hút

Với các đặc điểm cơ bản của khách hàng tiềm năng trong đầu, bạn có thể sử dụng các công cụ như BuzzSumo, Google Search, Google News và Ahrefs để tìm các ý tưởng gợi cảm hứng cho khái niệm tổng thể. Gõ xuống các từ khoá (ví dụ, sở thích hoặc đặc điểm của khách hàng mục tiêu) để bạn thấy các chia sẻ nhiều nhất trên web liên quan đến thuật ngữ nào – chọn mốc 6 tháng gần đây để có nhiều thông tin hơn.

tìm chủ đề hot
Sử dụng các chủ đề phổ biến từ việc tìm kiếm thông tin sáu tháng gần đây nhất để gợi cảm hứng cho infographic tiếp theo của bạn.

Khi bạn tìm thấy một số chủ đề liên quan, click vào trang web và xem xét nó cẩn thận, lấp đầy tâm trí bạn với các ý tưởng và để chúng từ từ hình ảnh hoá vào các mẫu infographic khác nhau.

Kích hoạt tư duy để tạo ra các chủ đề khác nhau và thu hẹp chúng xuống một hoặc hai cái. Bạn có thể thấy một cái vừa khít với việc tổ chức dữ liệu của bạn (chúng tôi sẽ thảo luận ngay bên dưới). Khi bạn có được chủ đề ưng ý, rất dễ để chọn và khai thác dữ liệu cần thiết.

3. Lọc và sắp xếp dữ liệu tốt nhất bạn có

Như với giai đoạn khái niệm, bạn sẽ phải nghiên cứu chủ đề của bạn triệt để. Tìm các dữ liệu và thống kê hỗ trợ cho chủ đề của bạn, nhưng tài liệu đó không phải quá dễ kiếm với mọi người. Tìm file PDF, bản thuyết trình PowerPoint và các nguồn dữ liệu khác.

Sử dụng toán tử tìm kiếm đặc biệt của Google có thể mang lại kết quả tuyệt vời. Dưới đây là một vài kết quả tôi đã thử:

  • site:slideshare.net thống kê về khời nghiệp
  • filetype:pdf thống kê về khởi nghiệp
  • khởi nghiệp intitle:statistics

Lọc các kết quả theo ngày tháng và dữ liệu (ví dụ, ảnh, tin tức, video) để tìm thông tin thú vị có thể bị ẩn đâu đó – nơi ít được mọi người để ý trên web.

Quá trình lọc giúp bạn có được dữ liệu đặc biệt đáng giá từ những thông tin mới đầu chỉ tương đối tốt thôi.
Quá trình lọc giúp bạn có được dữ liệu đặc biệt đáng giá từ những thông tin mới đầu chỉ tương đối tốt thôi.

Một khi bạn hoàn thành quá trình nghiên cứu và có hàng tá thông tin hữu ích, bắt đầu sắp xếp dữ liệu nào.

Rất nhiều marketer cố gắng đưa mọi dữ liệu họ tìm được và thường kết thúc infographic với văn bản nhiều quá mức. Luôn nhớ rằng mọi người rất bận rộn và hầu hết chỉ đọc quét nội dung. Khả năng đọc sẽ thúc đẩy hoặc phá huỷ infographic của bạn.

Tránh tình trạng quá tải thông tin bằng cách đánh giá dữ liệu của bạn một cách khách quan. Nó có liên quan đến câu chuyện của bạn không? Nếu bạn chưa chắc chắn, bỏ nó ra khỏi infographic ngay.

4. Chia sẻ một bảng làm việc sáng tạo rõ ràng

Khi bạn quyết định chủ để cuối cùng và đã có định hướng, viết ra giấy bảng làm việc sáng tạo rõ ràng với chủ đề cụ thể (bao gồm các ví dụ nếu cần thiết).

Chuyển dịch dữ liệu sang dạng hình ảnh nhiều nhất có thể.
Chuyển dịch dữ liệu sang dạng hình ảnh nhiều nhất có thể.

Bảng làm việc sáng tạo của tôi bao gồm các mã màu để biết cái nào nên dùng văn bản và cái nào nên hình ảnh hoá. Người thiết kế có thể biết trong nháy mắt làm thế nào để truyền đạt thông tin cụ thể.

Ví dụ bên dưới là một phần mã màu trong danh sách đầu việc tôi làm về một infographic liên quan đến phát triển startup và doanh nghiệp mới. Tôi cung cấp dữ liệu và yêu cầu nó được trình bày trong chủ đề dựa trên chương trình TV show Shark Tank (chương trình truyền hình thực tế cho doanh nhân khởi nghiệp – họ phải trình bày trước các nhà đầu tư [Shark] để được đồng ý rót vốn). Tôi lựa chọn chủ đề này bởi vì Shark Tank cũng đặt hy vọng các doanh nhân phải ngụp lặn, và các nhà khởi nghiệp cũng đối mặt với các thách thức tương tự.

* Bất kỳ văn bản nào được đánh dấu màu xanh là văn bản chúng tôi muốn được đưa vào trong infographic. Văn bản được đánh dấu màu nâu sẽ được hình ảnh hoá. Phần còn lại là định hướng cho thiết kế hoặc hình ảnh.

Phần giới thiệu:

  • Trong suốt năm mùa của chương trình Shark Tank, đã có 93 tập, 377 lượt pitch (hiểu như là lượt chơi) và 186 giao dịch.
  • Tính đến năm 2013, Sharks được cung cấp để đầu tư hơn 20,044,000 đô la trong 109 công ty.
  • Mặc dù vậy, chỉ 1/3 giao dịch thực sự được chốt!
  • Sau khi giao dịch được thực hiện, các doanh nhân và các công ty của họ trải qua một quá trình rà soát kéo dài hàng tháng của Sharks (các nhà đầu tư trong chương trình).
  • Theo Daymond John, “Chỉ khoảng 20% thương vụ được chốt sau khi khảo sát tính khả thi”
  • Tại sao có một tỷ lệ thấp như vậy?
  • Từ năm 2012, chỉ có 1 trong 17 lần đầu tư mạo hiểm là cho thấy có lợi nhuận.
  • Sharks khó khăn – nhưng thế giới thực của các nhà đầu tư mạo hiểm và kinh doanh thậm chí còn khó khăn hơn!

Sử dụng các hướng dẫn trên, bên thiết kế tạo ra một sản phẩm như bên dưới:

Định hướng thiết kế rõ ràng tạo ra một infographic tốt.
Định hướng thiết kế rõ ràng tạo ra một infographic tốt.

Hỏi bên thiết kế để họ tạo ra một hình ảnh đại diện nhỏ (thumbnail) cho infographic và gửi bạn bản hoàn thiện. Bạn sẽ cần cả hai khi bạn bắt đầu giai đoạn quảng bá.

P/S: nếu bạn không phải là dân thiết kế (không thành thạo photoshop) mà vẫn muốn có infographic thì hãy tham khảo bài viết cách làm infographic dành cho người không chuyên.

Dẫn các nguồn của bạn!

Cho dù bạn viết một bài blog hoặc làm infographic, điều rất quan trọng là dẫn các nguồn bạn lấy thông tin – điều này đồng thời để ghi công bài viết gốc và cũng nhận thêm được sự tín nhiệm cho nội dung bạn tạo.

Nếu bạn lên danh sách các số liệu mà không giải thích là bạn lấy dữ liệu từ đâu, mọi người có thể nghi ngờ về tính xác thực của nó. Đảm bảo tất cả nguồn dẫn tại chân của infographic, vì thế mọi người có thể tìm hiểu thêm nội dung và số liệu thống kê bạn chia sẻ.

Như một lợi ích bổ sung, bạn có thể cho những người dẫn nguồn biết được bạn thêm nội dung của họ vào trong infographic bạn làm. Ai biết được, họ có thể chia sẻ nó lên trang web hoặc facebook cá nhân của họ!

5. Chia sẻ và quảng bá infographic

Trong phần đầu của bài viết tôi có nói về quy trình mọi người làm infographic hay áp dụng: nghiên cứu, tạo, nhúng và hy vọng. Đây là nơi bạn thay thế từ “hy vọng” bằng từ “quảng bá” để đảm bảo infographic của bạn được mọi người để ý và chia sẻ.

Bên dưới tôi sẽ chia sẻ cách bạn có thể sử dụng mạng xã hội và blogger để tiếp cận cộng đồng. Bạn cũng có thể khám phá cách đóng gói nội dung của bạn để tạo ra các dạng khác nhau của liên kết.

Viết bài hỗ trợ

Hành trình khám phá phải bắt đầu từ nơi nào đó và địa chỉ có khả năng nhất chính là trang web của bạn.

Viết một bài (đồng hành) để hỗ trợ cho infographic của bạn và xuất bản chúng (cùng với infographic) trên trang web, kèm theo cả đoạn code nhúng. Khi mọi người tìm thấy infographic, họ có thể lấy đoạn code nhúng và chia sẻ nó trên trang của họ.

Bài viết của bạn nên bao gồm các khía cạnh cụ thể của infographic với thông tin sâu hơn. Chìa khóa ở đây là để tránh lặp lại các thông tin đã có trên infographic. Viết cái gì đó bổ sung và có giá trị để mọi người có nhiều khả năng chia sẻ hơn.

Thay thế Hy vọng bằng Quảng bá và xem infographic của bạn bung lụa!
Thay thế Hy vọng bằng Quảng bá và xem infographic của bạn bung lụa!

Một trong các lý do chính mà người làm marketing sử dụng infographic là muốn lấy backlink tới trang. Khi bạn gửi đi đoạn giới thiệu tuỳ chỉnh cho danh sách người đọc của bạn (sẽ thảo luận bên dưới), nói với họ về infographic luôn đồng hành với bài viết. Điều đó có khả năng làm cho bất kỳ ai viết về infographic của bạn sẽ hiểu được để liên kết đến bài viết gốc nếu họ thấy cần thiết.

Một khi được xuất bản, chia sẻ nội dung và infographic của bạn trên trang mạng xã hội như bạn vẫn làm.

Đưa thành quả đến những nơi yêu thích infographic

Một khi ảnh của bạn sẵn sàng, bước tiếp theo là đưa nó lên các trang web chấp nhận infographic. Trang ưa thích của tôi là Visual.ly, đây là trang có khả năng tạo ra số lượng hiển thị cao. Tôi có một số infographic được nhiều hãng tin tức lớn để ý đơn giản chỉ nhờ việc gửi nó lên đây thôi đấy.

Visual.ly có khả năng đưa infographic của bạn đến nhiều công ty lớn tiếp cận.
Visual.ly có khả năng đưa infographic của bạn đến nhiều công ty lớn tiếp cận.

Bạn có thể tìm các cộng đồng Google và các trang web chuyên chia sẻ infographic, thí dụ như Infographics PlusDigtal Information World. Góc độ khác là tiếp cận những người sử dụng bảng infographic trên Pinterest, họ có thể tạo ra hàng ngàn repin và truy cập vào web.

Nhắm đối tượng tiềm năng của bạn sâu hơn với quảng cáo trên mạng xã hội

Facebook là một trong những cách chắc chắn nhất để quảng bá infographic thương hiệu của bạn đến khách hàng tiềm năng. Với khả năng nhắm quảng cáo nâng cao, bạn không thể bỏ lỡ nó!

Sử dụng quảng cáo click trực tiếp vào website, bạn có thể tạo ra một quảng cáo với đoạn mô tả ngắn về infographic bao gồm một hình thu nhỏ. Quảng cáo của bạn có thể là post ẩn và nó sẽ hiển thị quảng cáo bao nhiêu lần bạn muốn mà không hiển thị trên trang fanpage (bởi vì nó không cần bắt buộc phải là bài post lên fanpage thì mới quảng cáo được – những ai từng quảng cáo với facebook sẽ dễ hiểu đoạn này hơn).

Sử dụng khu vực này của infographic trong quảng cáo mạng xã hội.
Sử dụng khu vực này của infographic trong quảng cáo mạng xã hội.

Twitter, StumbleUpon, Reddit và Outbrain cũng có các lựa chọn cho quảng bá. Hiệu quả của nó tuỳ thuộc rất nhiều vào chủ đề của infographic và nơi cũng như cách bạn quảng cáo. Ví dụ, trên Reddit, bạn phải tìm một subreddit có liên quan để quảng cáo nhằm tạo ra một tiếng vang.

Trên Outbrain và StumbleUpon, các chủ đề chính phổ biến cũng tốt – BuzzFeed-style rất được ưa thích.

Quảng cáo đa dạng trên nhiều mạng xã hội thúc đẩy khả năng tiếp cận infographic.
Quảng cáo đa dạng trên nhiều mạng xã hội thúc đẩy khả năng tiếp cận infographic.

Twitter có thể tập trung nhiều hơn vào các từ khoá và hashtags, nhưng truy cập đổ vào web có xu hướng đắt hơn. Nếu bạn có kinh phí lớn, sử dụng tất cả các phương thức trên. Còn nếu không, bắt đầu với quảng cáo với Facebook và làm việc theo cách của bạn.

Hợp tác với các Blogger

Các blogger tiếp cận cộng đồng thành công là một danh sách tốt. Tìm và tiếp cận những người đã từng chia sẻ các infographic tương tự trong quá khứ, chính họ là người có nhiều khả năng nhất chia sẻ các bài viết của bạn nếu họ biết về infographic bạn làm.

Hợp tác với các blogger để họ chia sẻ nội dung của bạn và xây dựng liên kết trỏ về web.
Hợp tác với các blogger để họ chia sẻ nội dung của bạn và xây dựng liên kết trỏ về web.

Một cách dễ dàng để tìm thấy các blogger thích hợp là Google [từ khoá của bạn] + infographic. Dưới đây là một vài biểu thức tìm kiếm bạn có thể thử:

  • “từ khoá 1 từ khoá 2” + infographic
  • intitle:infographic + từ khoá 1 từ khoá 2
  • allinanchor:infographic + từ khoá 1 từ khoá 2

Bạn có thể muốn xem xét việc sử dụng bộ lọc dữ liệu dựa trên ngày tháng để tìm các trang web gần đây chia sẻ các infographic như vậy.

Tìm về các chia sẻ trước đây để xây dựng danh sách

Để mở rộng danh sách của bạn, bạn có thể tìm ngược về các chia sẻ trước đây trên các site phổ biển để có thêm đối tác tiềm năng. Visual.ly và Google Images rất thích hợp cho chiến thuật này.

Visual.ly không chỉ là nơi tốt để quảng bá infographic của bạn, nó cũng là cách rất hay để tìm người chia sẻ. Tại sao lại thế? Khi bạn tìm các infographic tương tự của bạn, bạn có thể làm thao tác tìm kiếm backlink để tìm ra những người đã chia sẻ chúng và hỏi họ có muốn chia sẻ sản phẩm của bạn không.

Để ví dụ, nếu bạn tìm infographic về cách sử dụng Google+, bạn hãy vào Google và tìm kiếm:

site:visual.ly + google plus

Sử dụng Google để tìm kiếm các infographic liên quan trên Visua.ly
Sử dụng Google để tìm kiếm các infographic liên quan trên Visua.ly

Truy cập vào từng trang trong kết quả và xem nguồn URL. Ví dụ, đây là trang trên Visual.ly:

http://visual.ly/how-increase-your-google-engagement-281 liên kết tới trang này trên Quicksprout: http://www.quicksprout.com/2014/02/14/how-to-increase-your-google-engagement-by-281/.

Vào ahrefs và paste liên kết thứ hai (Quicksprout) vào ô để thực hiện việc tìm kiếm các backlink của trang này. Các kết quả trông giống như thế này:

Thực hiện thao tác tìm kiếm backlink đơn giản trên ahrefs.
Thực hiện thao tác tìm kiếm backlink đơn giản trên ahrefs.

Tiếp theo, sắp xếp các backlink hoặc các các tên miền liên quan bằng Ahrefs DomainRank và bạn lập tức có hàng trăm trang bạn có thể nhắm đến.

Bạn cũng có thể có các tìm kiếm may mắn để có những người chia sẻ tiềm năng thông qua Google Images. Nó có vẻ phản trực giác, nhưng để phương pháp Google Images làm việc, bạn phải tìm infographics phổ biến trên Visual.ly trước. Vì vậy, đi đến Visual.ly và tìm kiếm infographics “phổ biến”.

Sử dụng Visual.ly để tìm các infographic phổ biến trước khi bạn thực hiện tìm kiếm trên Google Images.
Sử dụng Visual.ly để tìm các infographic phổ biến trước khi bạn thực hiện tìm kiếm trên Google Images.

Truy cập vào trang infographic, copy URL của nguồn đó. Sau đấy bạn vào Google và paste URL của ảnh vào ô tìm kiếm và thực hiện lọc hình ảnh.

Sử dụng Google Images để tìm kiếm xem có bao nhiêu lần một infographic được chia sẻ.
Sử dụng Google Images để tìm kiếm xem có bao nhiêu lần một infographic được chia sẻ.

Trong phần kết quả, bạn xem có bao nhiêu lần một ảnh được chia sẻ. Thêm các trang có lượng chia sẻ lớn vào trong danh sách của bạn. Trong ảnh phía trên, tôi tìm thấy một infographic được chia sẻ 440 lần, bao gồm trên trang BBC America. Đó là nguồn trang web chắc chắn sẽ nằm trong danh sách.

6: Đóng gói để tạo ra các dạng khác nhau của liên kết

Bạn vừa có một hành trình khá xa, nhưng bây giờ vẫn chưa xong đâu! Sau khi bạn có file đồ hoạ từ bên thiết kế và viết đầu việc với phiên bản text của hình ảnh, bạn có thể bắt đầu đóng gói infographic của bạn để tạo ra các video hoạt hoạ, slide trình bày kiểu PowerPoint hoặc ebook.

Một video hoạt hoạ tốt có thể lấy file hình ảnh của bạn và tạo ra một phiên bản video của infographic, nhờ đó bạn có thể gửi nó lên các trang video marketing để tạo ra nhiều liên kết và khả năng tiếp cận, nhìn thấy hơn.

Các slide thuyết trình tương đối dễ làm. Nắm lấy các điểm quan trọng nhất, chuyển hình ảnh của bạn thành dạng PowerPoint. Sau đó upload slide thuyết trình lên SlideShare.net và các trang khác tương tự.

Cuối cùng, từ bản thuyết trình, mở rộng nó với văn bản bằng cách nghiên cứu và thêm vài hình ảnh từ infographic của bạn. Thế là bạn có được một ebook mà bạn có thể sử dụng trong newsletter (dùng trong danh sách thư nhận tin tức).

7: Đo lường và theo dõi

Để đánh giá liệu infographic của bạn có hiệu quả hay không, điều rất quan trọng là theo dõi các chỉ số KPI (key performance indicators – các chỉ số hiệu năng chính). Một số KPI phổ biến là các chỉ số tương tác cơ bản trên mạng xã hội (retweets, +1s, likes), các liên kết và truy cập đổ về bài viết có infographic, tăng thứ hạng trên Google và thương hiệu được nhắc đến.

Bạn có một số công cụ tuỳ theo mong muốn để theo dõi các chỉ số tương tác mạng xã hội. ShareTally nói cho bạn biết có bao nhiêu lần một trang được chia sẻ trên mạng xã hội. Tailwind app theo dõi số lần infographic của bạn được repin trên Pinterest, và TrueSocialMetrics có thể cho bạn thấy ai gắn kết với nội dung của bạn, cũng như cho biết các chỉ số thống kê chung khác.

Tương tác mạng xã hội là một chỉ số KPI quan trọng cần theo dõi.
Tương tác mạng xã hội là một chỉ số KPI quan trọng cần theo dõi.

Các công cụ khác bao gồm Mention.com, dùng để theo dõi những lần mọi người nói về infographic của bạn. Moz theo dõi độ mạnh của tên miền (domain authority), xây dựng liên kết (links built), thứ hạng thay đổi, vân vân. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều dữ liệu với tab Google Analytics Social và Data Hub Activity sẽ cho bạn thấy ai chia sẻ nội dung của bạn.

Sử dụng Data Hub Activyty để thấy người nào chia sẻ nội dung của bạn.
Sử dụng Data Hub Activyty để thấy người nào chia sẻ nội dung của bạn.

Cho dù bạn sử dụng KPI hoặc công cụ nào, chìa khoá là theo dõi dữ liệu một cách nhất quán để xác định kinh phí bạn bỏ ra vào marketing infographic là có hiệu quả hay không.

Vượt lên bản thân

Infographic phải nằm trong kho vũ khí marketing của bạn – khách hàng tiềm năng bị thu hút bởi nội dung đồ hoạ hơn nhiều so với các văn bản dài.

Một chút chuẩn bị về phía bạn (như nghiên cứu cẩn thận và tổ chức dữ liệu), kèm theo đó là bảng chi tiết công việc cho kết quả thiết kế được xử lý tối ưu hơn và có sản phẩm cuối cùng vượt trội, chính điều này sẽ tác động trở lại khả năng trang web của bạn được biết đến và tạo ra sự gắn kết trên tổng thể.

Bạn nghĩ sao? Bạn có có sử dụng infographic marketing không? Nếu có, quá trình sáng tạo của bạn là gì? Bạn có ý tưởng nào khác để quảng bá không? Tôi rất muốn nghe kinh nghiệm của bạn. Để lại bình luận và câu hỏi bên dưới nhé.

(Nguồn Infographics: Everything You Need to Know – tác giả: Marcela De Vivo – website: socialmediaexaminer – Người dịch: Nguyễn Đức Anh)

Một số nhận xét của người dịch

Qua bài này chúng ta có thể thấy các chỉ dẫn rõ ràng về việc tạo infographic. Lần nữa infographic vẫn dựa trên cốt lõi của content marketing đó là phục vụ lợi ích của nhóm khách hàng mục tiêu ngay kể cả việc không trực tiếp thao thao bất tuyệt về doanh nghiệp mình.

Về bản chất infographic là sự cố gắng dung hoà giữa thông tin phong phú và khả năng tiếp nhận nó. Nó cố gắng hết sức sử dụng các hình hoạ thay cho lời muốn nói. Vì đặc tính này, thông tin cần được nghiên cứu trước cẩn thận, có nguồn dẫn và chắt lọc những cái quan trọng nhất để đưa vào.

Lời khuyên mà tác giả Marcela De Vivo đưa ra liên quan đến chủ đề đặc biệt thu hút có thể hơi khác về cách tạo các bài viết. Những website thiên về content có thể có hàng ngàn bài viết và dĩ nhiên không phải cái nào cũng đặc biệt hot, tuy nhiên, hiện tượng cái đuôi dài tạo cơ sở lý luận cũng như thực chất nguồn lực để tạo ra nội dung dạng văn bản không quá cao. Còn infographic đòi hỏi nguồn lực lớn dẫn đến nhu cầu hội tụ, tối đa hoá mục tiêu.

Phần thông tin giữa nhóm yêu cầu và bên thiết kế cũng được nhắc đến. Đặc biệt phù hợp với các công ty có nhóm thiết kế riêng. Trong đó Marcela De Vivo nói đến các mô tả thiết kế cần hết sức rõ ràng để người thiết kế nhanh chóng nắm được ý tưởng.

Một số công cụ được nhắc đến ở đây, chủ yếu được dùng để tìm nguồn tin chất lượng cao, quảng bá và thu thập dữ liệu về kết quả sau khi marketing.

Tôi chú ý đến phần lời khuyên về quảng bá khá dài, nhiều cái do đặc thù riêng sẽ không áp dụng được ở Việt Nam, chẳng hạn như quảng cáo trên Twiiter hay Outbrain. Còn lời khuyên về quảng cáo trên Facebook thì hoàn toàn áp dụng được.

Cuối cùng là chút thông tin thêm của tôi, nếu bạn không có khả năng tốt về Photoshop (tôi cũng thế) thì hãy sử dụng một số công cụ chuyên về tạo infographic như piktochart.com chẳng hạn.

Comments are closed.

Back to Top